các khái niệm cơ bản trong chiếu sáng
giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn các thông số của các loại đèn khác nhau và có những lựa chọ khi chọn đèn, cũng như chọn các phương thức chiếu sáng cho bạn. Đèn Tốt xin giới thiệu một số khái niệm cơ bản trong chiếu sáng. ( nguồn sưu tập)
Công suất tiêu thụ
Là chỉ số điện kế ta phải trả trong một giờ sử dụng (Ví dụ: 9w), nó cho biết mức độ hao điện của đèn.
Quang thông
Là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm đơn vị này để nói đến khả năng chiếu sáng của đèn
Đơn vị của quang thông là: Lumen, ký hiệu lm
Hiệu suất ánh sáng
Là khả năng chuyển điện thành ánh sáng (Ví dụ: 100 lm/w). Tức là số lumen mà 1W có thể phát ra
Ví dụ, 1 bóng đèn có hiệu suất ánh sáng là 100 lm/w, tức là mỗi w sẽ phát ra 100 lumen ánh sáng. 9W sẽ tạo ra 9 * 100= 900 lumen
Hiệu suất của đèn
Là đại lượng đo hiệu suất của nguồn sáng, xác định lượng ánh sáng phát ra khi tiêu thụ một Watt năng lượng điện. Đơn vị này tương tự hiệu suất ánh sáng, nhưng được tính thêm giờ tiêu thụ điện.
Đơn vị: Lumen trên Oát (LPW), hoặc lm/W
Ký hiệu: η (Chữ cái Hy Lạp, đọc là êta).
Đèn led là một trong những loại đèn có hiệu suất ánh sáng lớn nhất
Cường độ ánh sáng
Cường độ sáng (I) :Là thông lượng của một nguồn sáng phát ra trong một đơn vị góc không gian. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng.
Đơn vị Candela, kí hiệu cd.
Độ chói
Độ chói (L): Là cường độ của một nguồn sáng phát ánh sáng khuếch tán mở rộng hoặc của một vật phản xạ ánh sáng. Là đại lượng đặc trưng cho mật độ phân bố cường độ sáng I trên một bề mặt diện tích S theo một phương cho trước.
Đơn vị: nit.
Trong đó: 1nit = 1cd/ 1m2 (cd/m2)
Hệ số phản xạ (ρ)
Là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông phản xạ (Φr) của vật thể so với quang thông tới của nó (Φ).
Đơn vị: ρ=Φr/Φ
Độ rọi
Độ rọi (E): Là đại lượng đặc trưng cho thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích, là độ sáng nhận được trên bề mặt được chiếu sáng
Độ rọi liên quan đến vị trí của mặt được chiếu sáng, khi tính toán thiết kế chiếu sáng cần yêu cầu về độ rọi theo tiêu chuẩn nhà nước.
Thông thường trên các bao bì sản phẩm bóng đèn điện, người ta dùng độ rọi trung bình, hoặc chỉ số độ rọi đi kèm khoảng cách đến nguồn sáng.
Đơn vị Lux, kí hiệu lx
Trong đó: 1lux = 1lm/ 1m2 (lm/m2)
Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu (K): Là màu của ánh sáng mà nguồn sáng phát ra, đơn vị Kelvin. Theo đó, với từng Kelvin ánh sáng sẽ phát ra có màu khác nhau
Hệ số hoàn màu
Là đại lượng đánh giá mức độ trung thực về màu sắc của không gian và vật thể được chiếu sáng dưới ánh sáng của bóng đèn so với ánh sáng tự nhiên của mặt trời.
Độ hoàn màu được biểu diễn bằng chỉ số (CRI) có độ lớn từ 0 đến 100.
Hệ số hấp thụ (α)
Hệ số hấp thụ của một vật thể là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông được hấp thụ (Φa) của vật thể so với quang thông tới của nó(Φ).
Đơn vị: α= Φa/ Φ
Độ sáng cần thiết cho 1m2 các phòng:
– Phòng khách: 400-500 lux
– Phòng ngủ: 100 lux
– Bếp: 600 lux
– Phòng học: 700 lux
– Sân: 100 lux
– Phòng tắm: 400 lux.